'Chàng trai béo nhất thế giới' bây giờ ra sao?
Bộ KH-ĐT đang đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về việc xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam.Theo đó, cơ quan này đề xuất xây dựng các cơ chế, chính sách vượt trội nhằm khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để thu hút nguồn vốn, công nghệ, phương thức quản lý hiện đại, khuyến khích phát triển kết cấu hạ tầng và hình thành môi trường sống văn minh, chất lượng cao tại trung tâm tài chính. Về hệ thống đăng ký thành viên trung tâm tài chính, Bộ KH-ĐT đề xuất đối tượng đăng ký trở thành thành viên trung tâm tài chính là các tổ chức tín dụng, công ty tài chính, sàn giao dịch chứng khoán, vàng, ngoại tệ, quỹ đầu tư tài chính, quỹ đầu tư, công ty bảo hiểm... được phép thành lập và hoạt động tại trung tâm tài chính."Việc hình thành hệ thống đăng ký doanh nghiệp, thành viên là giải pháp phù hợp với thực tiễn tại Việt Nam nhằm đảm bảo sự quản lý xuyên suốt về đối tượng áp dụng của các chính sách trong trung tâm tài chính và hiệu quả quản lý hoạt động của trung tâm tài chính nói chung.Đồng thời, chính sách này không bị hạn chế bởi các quy định về đăng ký doanh nghiệp tại luật Doanh nghiệp và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan", Bộ KH-ĐT lý giải.Liên quan chính sách thử nghiệm có kiểm soát (sandbox) đối với mô hình kinh doanh ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực tài chính (fintech), Bộ KH-ĐT đề xuất ủy ban quản lý, điều hành trung tâm tài chính có thẩm quyền cấp phép, quản lý, đánh giá tác động và quản trị rủi ro đối với sandbox trong hoạt động fintech, bao gồm cả sàn giao dịch đối với tài sản mã hóa, tiền mã hóa.Chính phủ quy định chi tiết các biện pháp về phòng, chống rửa tiền liên quan đến tài sản mã hóa, tiền mã hóa; việc kiểm tra, chứng nhận mức độ bảo mật, an ninh, an toàn mạng đối với tổ chức cung ứng dịch vụ tài sản mã hóa.Cách thức quản lý, xử lý đối với việc phát hành, sở hữu và giao dịch các token tiện ích; biện pháp quản lý đối với các hoạt động "đào" tài sản mã hóa nhằm hạn chế rủi ro đối với an ninh năng lượng và môi trường...Theo đề xuất của Bộ KH-ĐT, cán bộ quản lý, nhà khoa học, chuyên gia có trình độ chuyên môn cao có thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân phát sinh tại trung tâm tài chính quốc tế được miễn thuế thu nhập cá nhân.Đối với các đối tượng khác có thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân phát sinh tại các cơ quan quản lý trung tâm tài chính, tại các thành viên trung tâm tài chính được miễn thuế thu nhập cá nhân đến hết năm 2035 và giảm 50% số thuế thu nhập cá nhân phải nộp trong các năm tiếp theo.Về chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp, đề xuất của Bộ KH-ĐT là đối với các dự án đầu tư thuộc ngành, nghề ưu tiên phát triển của trung tâm tài chính quy định tại quyết định thành lập của Thủ tướng Chính phủ: thuế suất 10% trong suốt thời gian thực hiện dự án, miễn thuế 4 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo kể từ khi có thu nhập chịu thuế.Đối với các dự án đầu tư khác vào trung tâm tài chính, bao gồm cả thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản: mức thuế suất 10% trong thời hạn 15 năm, miễn thuế 4 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo kể từ khi có thu nhập chịu thuế...Trao đổi với Thanh Niên, chuyên gia kinh tế Lê Quốc Phương đánh giá, nếu xây dựng thành công các trung tâm tài chính, Việt Nam không chỉ phát triển được thị trường tiền tệ, hệ thống ngân hàng mà cả thị trường vốn, thị trường hàng hóa phái sinh, các dịch vụ bổ trợ cũng sẽ rất phát triển."Muốn tiến tới xây dựng thành công trung tâm tài chính, trước hết phải đảm bảo xây dựng tốt hạ tầng cứng như nhà cửa, đường sá…; hạ tầng mềm là thiết chế luật pháp và hạ tầng số. Môi trường kinh doanh phải tốt, thông thoáng hơn. Đặc biệt, Việt Nam cần tập trung phát triển nguồn nhân lực để đủ sức phục vụ trung tâm tài chính quốc tế", ông Phương nhấn mạnh.Theo Bộ Tài chính, hiện tài sản mã hóa thường được đề cập dưới dạng các thuật ngữ như: đồng tiền mã hóa (coins), đồng tiền tiện ích (utility coins, utility tokens), mã thẻ bảo mật chứng khoán (security tokens), mã thẻ nền tảng (platform tokens)...Coin dùng cho những loại tiền điện tử có công nghệ chuỗi khối (blockchain) riêng, như Bitcoin hay Ethereum. Mã thẻ bảo mật (token) là một dạng tài sản mã hóa dùng chung blockchain với một loại tiền điện tử khác…Sơ sót của chỉ huy tình báo Mỹ giúp Đức Quốc xã tung hỏa mù thành công?
Thạc sĩ nguyễn Duy Trung, Phó giám đốc Trung tâm Truyền thông Trường ĐH Ngoại ngữ-Tin học TP.HCM, cho biết trường vừa công bố phương án tuyển sinh năm 2025 với 23 ngành đào tạo thuộc các nhóm ngành công nghệ thông tin, ngôn ngữ và văn hóa, kinh tế -luật.Trong đó, có 3 ngành học mới lần đầu tuyển sinh là kỹ thuật phần mềm, marketing và truyền thông đa phương tiện.Năm 2025, Trường ĐH Ngoại ngữ-Tin học TP.HCM sử dụng 4 phương thức xét tuyển gồm xét kết quả thi THPT, xét kết quả học tập THPT, xét kết quả thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM và bổ sung thêm phương thức mới là xét tuyển thẳng.Đáng chú ý, năm nay bên cạnh các môn học xét tuyển như toán, lý, hóa, ngữ văn, ngoại ngữ, trường sẽ bổ sung thêm các môn học mới như tin học, công nghệ, giáo dục kinh tế và pháp luật, tiếng Pháp.Các tổ hợp mới này gồm toán, tin học, tiếng Anh; toán, công nghệ, tiếng Anh; toán, lý, tin học; văn, giáo dục kinh tế pháp luật, tiếng Anh; văn, công nghệ, tiếng Anh; văn, tin học, tiếng Anh; toán, giáo dục kinh tế pháp luật, tiếng Anh.Một số ngành sử dụng tới 8 tổ hợp xét tuyển như công nghệ thông tin, thương mại điện tử, trí tuệ nhân tạo, kỹ thuật phần mềm, ngôn ngữ Anh, ngôn ngữ Trung, luật, luật kinh tế, marketing... Các ngành như truyền thông đa phương tiện, quan hệ quốc tế, quan hệ công chúng xét 7 tổ hợp. Các ngành còn lại dao động từ 4 tới 6 tổ hợp.Theo thạc sĩ Nguyễn Duy Trung, năm nay trường áp dụng chính sách học bổng dành cho tân sinh viên có tổng giá trị học bổng 46 tỉ đồng. Ngoài ra, toàn bộ thí sinh trúng tuyển nguyện vọng 1 sẽ được học bổng 50% học phí học kỳ 1. Bên cạnh đó, Quỹ hỗ trợ sinh viên 13 tỉ đồng của trường giúp sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vay tiền đóng học phí mà không phải trả lãi suất.
Bỏ túi 5 cách đánh má hồng hot trend giúp bạn xinh tươi, rạng rỡ cả ngày
Đến hẹn lại lên, người đam mê banh nỉ đã chờ đón giải đấu sinh nhật của Diễn đàn cộng đồng Tennis Việt Nam luôn được tổ chức vào tháng 11 hằng năm với sự tài trợ của Thời trang thể thao Masha Sports. Với quy mô của giải đấu đã thu hút hơn 600 lượt VĐV từ mọi miền đất nước về tham dự tranh tài ở 5 nội dung đôi nam 1.575, 1.450, 1.300, đôi nam nữ 1.375 và đôi nữ 1.300 điểm.
Chiều 6.3, tại hội nghị gạo quốc tế ở TP.HCM do chuyên trang thị trường lúa gạo SS Rice News tổ chức với sự tham dự của trên 200 nhà buôn khắp thế giới, đặc biệt là các khách mua gạo lớn như Philippines, Indonesia, Trung Quốc… Ông Đỗ Hà Nam, đại diện Hiệp hội Lúa gạo Việt Nam (VFA) chia sẻ một số thông tin về thị trường gạo Việt Nam với các đối tác và khách hàng.Trong 2 tháng đầu năm nay, Việt Nam xuất khẩu được 1,15 triệu tấn gạo trong đó thị trường Philippines chiếm trên 505.000 tấn. Tuy nhiên, giá gạo xuất khẩu qua thị trường Philippines đang giảm mạnh và giá bình quân dưới mức 450 USD. Điều này ảnh hưởng tới giá lúa nội địa ở ĐBSCL, giảm bình quân từ 2.200 - 2.700 đồng/kg so với cùng kỳ năm ngoái. Với giá lúa thường chỉ còn 5.100 - 5.300 đồng/kg và lúa thơm chỉ 6.100 - 6.300 đồng/kg.Với mức giá hiện tại, nông dân trồng lúa chỉ lãi khoảng 20 triệu đồng/ha/vụ - tương đương khoảng 800 USD. Mức lợi nhuận này thấp hơn đáng kể so với nhiều loại cây trồng khác; cụ thể là cà phê 20.000 USD/ha và đặc biệt là sầu riêng 40.000 USD/ha. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến đời sống người nông dân trồng lúa Việt Nam. Chính vì vậy, ngày 4.3, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam - Phạm Minh Chính đã có Công điện chỉ đạo khẩn một loạt chính sách về tín dụng và lãi suất cho cả nông dân cũng như doanh nghiệp trong chuỗi giá trị ngành hàng lúa gạo để hạn chế tình trạng bán đổ bán tháo gây nên tình trạng giá lao dốc như hiện nay. Bên cạnh đó, cơ quan chức năng là Bộ Công thương cũng sẽ thanh kiểm tra các doanh nghiệp theo chỉ đạo của Thủ tướng. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đang xem xét đề xuất của VFA là áp giá sàn xuất khẩu là 500 USD/tấn. Việc này sẽ được xem xét cẩn thận và có một hội đồng để nghiên cứu cẩn thận. Nếu cơ chế giá sàn được áp dụng thì không phải là lần đầu vì theo quy định của luật pháp Việt Nam sẽ thực hiện áp giá sàn khi giá lúa gạo nội địa bất lợi cho người nông dân.Chiều mai 7.3, Thủ tướng sẽ chủ trì một hội nghị với lãnh đạo các tỉnh thành ĐBSCL về việc thực hiện các giải pháp ngăn lúa gạo giảm giá. "Trong 2 ngày qua, trước những chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ Việt Nam, giá lúa gạo tại ĐBSCL đã tăng bình quân 100 - 200 đồng/kg", ông Nam thông tin.Thông tin của ông Nam đã gây chú ý mạnh tới hàng trăm nhà buôn gạo thế giới. Ông V. Subramanian, đồng sáng lập SS Rice News nhận định: "Những thông tin trên và đặc biệt là việc Việt Nam áp giá sàn xuất khẩu sẽ tác động lớn đến thị trường thế giới vì Việt Nam là một trong những nhà cung cấp lớn. Tôi cũng chúc Việt Nam có thể thành công với kế hoạch của mình".